top of page

VTS 2019: Chia tay Asoke - Mab euang và cuộc gặp gỡ với Konohana Family

Đã cập nhật: 1 thg 1

Ngày 3 có lẽ là một ngày dài đối với những thành viên của VCIL Travel School 2019 sau khi kết thúc một buổi sáng học tập hăng say tại Pathom Asoke và sau đó di chuyển sang Mab-euang để đến với những cuộc gặp gỡ thú vị khác đang chờ đón.


"Phần 1: Đến ngày chia tay Pathom Asoke rồi vẫn chưa hết choáng

Sáng nay bọn mình vẫn kịp đi thăm xưởng sản xuất thuốc và mỹ phẩm từ thảo mộc và xưởng làm nước tương. Cảm nhận đầu tiên khi đi vào xưởng thảo mộc là hiện đại, sạch đẹp và chuyên nghiệp, thơm mùi thuốc bắc nữa : )). Ở đây họ sản xuất các loại thuốc từ thực vật, có thuốc viên cũng như thuốc bôi, có thuốc nhuận tràng, thuốc alzheimer, thuốc mất ngủ, etc. Có kem đánh răng, dầu gội, kem làm trắng da nữa : )) Giống như những sản phẩm khác của mạng lưới Asoke, các sản phẩm này được bán ra ngoài với giá rất rẻ. Nên từng có chuyện là có bên mua rồi mang ra ngoài bán với giá cao gấp 10 (thế mà người ta vẫn mua, đủ thấy giá gốc rẻ thế nào).


Mà điều choáng nhất là dàn máy móc ở đây. Tưởng cộng đồng tự cấp tự túc bán rẻ như cho mà nghèo à, có nguyên 1 con máy 3 TRIỆU BATH (khoảng 2 tỷ 4) và mấy con máy khác cũng cỡ 1 triệu bath TOÀN BỘ đều mua bằng tiền từ quỹ chung của cộng đồng. Cũng có phòng R&D phát triển công thức, cũng bao gói in ấn sang xịn mịn như ai. Có phòng để tự may quần áo làm việc luôn. Nhìn vào không khác gì một công ty bình thường, chẳng nghĩ được là nó thuộc về một cộng đồng Phật giáo tự cấp tự túc. Mỗi tội bao gói vẫn hơi nhiều, dù ở đây họ đã cố gắng phân loại rác và tái sử dụng găng tay còn sạch.


Sau đó bọn mình được đến xưởng làm nước tương và tương đặc. Ôi cả cái xưởng thơm mùi shoyu : (( mấy cái chum tương đội nón inox trông rõ xinh. Toàn bộ đậu tương và các nguyên liệu khác ở đây đều được trồng hữu cơ, non-GMO, và tương thì đương nhiên là không MSG, hoá chất, màu thực phẩm hay bảo quản gì. Cũng bởi thế mà họ chỉ làm đủ ăn trong cộng đồng chứ bán ra ngoài thì rất ít. Đặc biệt nhất là có món tương mè đen, được làm từ bã mè đen sau khi được ép lấy dầu (dầu mè cũng ép trong cộng đồng luôn)." (chị Ze -chan)





Chia tay Asoke bằng những nụ cười của các em học sinh, của sư thầy, của những gương mặt tốt bụng khác, ai cũng đùa rằng một phần trái tim đã bị nơi này lấy mất rồi. (mới có nơi đầu tiên thôi mà đã bị lấy mất một phần trái tim rồi, không biết còn đủ chỗ cho các cộng đồng còn lại không), cả nhóm lại bắt đầu hành trình đến Mab-euang, nơi được hứa hẹn sẽ có cảm giác của “về nhà”


Phần 2: Mab-eaung sufficiency economy center và cuộc gặp gỡ với Konahana Community (Nhật Bản)


Sau khi đặt chân đến Mab-eaung, cả đoàn được một bạn học sinh Bhutan, người đã nghiên cứu và học tập ở đây hơn 4 năm qua dẫn đi khám phá trung tâm học tập, nghiên cứu và ứng dụng về triết lý kinh tế vừa đủ (sufficiency economy) , một triết lý được hình thành và phát triển không biết mệt mỏi trong hơn 60 năm qua bởi Cố Quốc vương Thái Lan Bhumibol Adulyadej nhằm cải thiện cuộc sống của người dân Thái lan và mang lại cho họ một hạnh phúc đích thực và lâu dài. Mục tiêu của Triết lý Kinh tế vừa đủ là tạo ra sự phát triển cân bằng và ổn định ở mọi cấp độ; từ cá nhân, gia đình và cộng đồng đến quy mô xã hội bằng cách phát triển khả năng đối phó với những thách thức quan trọng nảy sinh từ các thay đổi nhanh chóng và rộng lớn ( tức toàn cầu hóa) trong điều kiện vật chất, xã hội, môi trường và văn hóa của thế giới.”


Mab Eaung là một ngôi trường giáo dục thay thế, trung tâm đào tạo kinh tế vừa đủ (Sufficiency Economy), bao gồm cả cộng đồng và một tu viện trên diện tích 25ha. Trước đây khu đất này còn được gọi là "Pig University" vì nó từng là trang trại lợn cũng như đất trồng mía nên dùng nhiều thuốc trừ sâu, phân hóa học. Đất đai vì thế mà hỏng hết. Đến lúc bác Ajarn Yak - Người sáng lập của trung tâm, cũng là Phó Bộ trưởng bộ Nông nghiệp Thái Lan hiện tại về tiếp nhận khu đất này và cải tạo nó (mất 3 năm để đất có thể phục hồi) thì Mab Eaung mới bắt đầu hồi sinh.


Đất được chia làm 4 khu vực tượng trưng cho 4 vùng miền khác nhau của Thái Lan, mỗi khu đại diện cho từng vùng Đông - Tây - Nam - Bắc sẽ có các loại cây đặc trưng riêng. Sự đa dạng của các loại cây cũng là một trong những yếu tố góp phần phục hồi và nuôi dưỡng đất ở Mab-euang. Ngoài ra, những loài cây này cũng sẽ được gom lại thành một vườn ươm đặc biệt, nơi mà ai cũng có thể vào thăm và xin những loại cây hay những loại hạt giống mang về trồng. Lưu trữ và chia sẻ hạt giống cây trồng được xem là công việc thiết yếu đối với các mô hình thực hiện triết lý kinh tế vừa đủ.


Để nuôi dưỡng cả cây trồng và đất đai, đặc biệt là ở một đất nước có thời tiết nóng như Thái Lan, thì sự tinh tế trong việc phân bổ nguồn nước là thiết yếu. Ở Mab-euang xây dựng một hệ thống nước với sự kết hợp cả hồ trữ nước ở khu vực trung tâm, các đập nước (check dams) và đặc biệt là các kênh dẫn bố trí rộng khắp trường nối với cánh đồng lúa xung quanh. Điều này còn hỗ trợ trường tích trữ nước cho những ngày khô nóng cũng như giải quyết dòng chảy nước nếu có mưa bão hay lũ lụt.


Đối với mô hình giáo dục thay thế ở Mab-euang, bạn có thể tìm hiểu thêm tại bài viết này.


Đến Mab-euang vào dịp World Soil Day 2019, chúng tôi có cơ hội được giao lưu, gặp gỡ cũng như lắng nghe nhiều câu chuyện từ các cộng đồng khác nhau như Bhutan, Nhật Bản, Ấn Độ, Lào,… trong đó có thể kể đến cuộc gặp đầy bất ngờ với người sáng lập Konohana Ecovillage - một cộng đồng phát triển bền vững được xây dựng và phát triển hơn 25 năm qua tại chân núi Phú Sĩ (Nhật Bản). Tính tới thời điểm này, Konohana đã là ngôi nhà lớn với việc chung sống hài hòa và hạnh phúc của gần 100 thành viên. Mô hình cộng đồng của Konohana dược xem như là mẫu hình của kỉ nguyên mới khi nó giải quyết được nhiều vấn đề của xã hội hiện đại thông qua việc hình thành những giá trị riêng của cộng đồng như việc chung sống hài hòa với môi trường, với mẹ thiên nhiên dự trên việc hiểu biết về tự nhiên, về sự vận hành của vũ trụ. Ngoài ra, việc vận hành kinh tế dựa trên sự vừa đủ, bền vững hay nền kinh tế chia sẻ. Ở Konohana, những người trong cộng đồng dù có thể không có mối quan hệ máu mủ, nhưng luôn xem nhau như một gia đình lớn. Mọi người ở đây vẫn hay đùa là dù anh có đang sống một mình một căn nhà ở trong cộng đồng, thì anh vẫn đang có rất nhiều người con con, hay anh chị, cha mẹ cần chăm sóc,… Cuộc gặp gỡ đầy bất ngờ đã truyền cảm hứng rất nhiều cho các thành viên trong chuyến đi, ai cũng đùa thôi chắc năm sau đi Travel School 2020 ở Nhật để được đến tham Konohana vậy.


Gặp gỡ Konohana là một trong những nhân duyên và may mắn mà VCIL Travel School 2019 có được, ngoài ra còn là những câu chuyện có cả sự xúc động, hào hứng, bất ngờ trong gần 2 ngày lễ hội tại Mab-euang. Mới có một ngày mà bài học đã đầy nhóc, thôi đành hẹn mọi người kể chuyện lễ hội vào tối mai, khi màn đêm buông xuống  


تعليقات


©2022 by VCIL Travel School

bottom of page